Các bước in chuyển nhiệt quà tặng

Đăng Để lại phản hồi

In chuyển nhiệt hay còn gọi là in ép nhiệt, thường được dùng để in các sản phẩm như cốc sứ, áo thun, gạch men, quà tặng,… yêu cầu chi tiết phức tạp. Công nghệ in chuyển nhiệt có ưu điểm vượt trội là cho hình ảnh in sắc nét, in được các hình ảnh phức tạp mà những kỹ thuật in thông thường khác không làm được, không bị tình trạng lem màu hay dễ bay màu.

Hiện nay có rất nhiều công ty, doanh nghiệp thực hiện in chuyển nhiệt lên các sản phẩm quà tặng để bán cho khách hàng. Ngoài ra, nó còn được áp dụng trong các ngành in ấn quảng cáo, tạo mẫu trong các công ty may mặc.

cac-buoc-in-chuyen-nhiet-qua-tang-1

Quy trình in chuyển nhiệt quà tặng:

Bước 1: Điều chỉnh máy cắt về đúng vị trí sao cho máy cắt được màng keo phía trên nhưng không cắt phạm qua phần giấy phía dưới.

Bước 2: Sử dụng phần mềm Corel để thiết kế file in, đặt khổ giấy theo kích thước khổ giấy cần cắt và khởi động máy cắt.

Bước 3: Lấy khổ giấy đã được cắt khỏi máy cắt, loại bỏ những phần không cần thiết, chỉ giữ lại chữ cần in.

Bước 4: In file hình

Bước 5: Sau khi in xong chờ nguội rồi nhẹ nhàng bóc phần giấy ra.

cac-buoc-in-chuyen-nhiet-qua-tang-2

Khác với chất liệu in decal dầu, giấy in decal chuyển nhiệt cho ra hình ảnh in ấn trung thực, màu sắc rõ ràng hơn, dễ dàng sử dụng và phù hợp với nhiều chất liệu như: thủy tinh, gỗ, kim loại, giấy carton, sáp, gạch,…

cac-buoc-in-chuyen-nhiet-qua-tang-3

Sử dụng giải pháp Print and Cut trong ngành kỹ thuật số, in decal chuyển nhiệt quà tặng sẽ in hình theo mong muốn của bạn. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là có thể dùng nhiều màu để in đa sắc ở nhiệt độ 150 độ C trong thời gian 2 – 10 giây.

Đặc biệt, hệ thống máy in khổ lớn giúp bạn in ấn được hình in lớn hơn, in được số lượng lớn hình ảnh nhỏ trên một khổ in lớn giúp tiết kiệm thời gian và chi phí in ấn hơn. Khâu cắt decal được thực hiện trên máy cắt laser, giúp cắt nhanh, gọn, chính xác và số lượng lớn decal trong thời gian ngắn.

Quy trình in chuyển nhiệt bút viết

Đăng Để lại phản hồi

Với sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ, in chuyển nhiệt lên bút viết trở thành một trong những phương pháp chuyên dụng để chuyển hình vào vật liệu in.

Ưu điểm chính của kỹ thuật này là tạo ra hình ảnh sắc nét, màu sắc trung thực, độ bền màu cao, mang lại sự độc đáo cho sản phẩm. Với hệ thống máy in khổ lớn giúp bạn in ấn được hình in lớn hơn, khổ in rộng giúp tiết kiệm thời gian và chi phí in ấn hơn. Đặc biệt, khâu cắt decal được thực hiện trên máy cắt laser, giúp cắt nhanh, gọn, chính xác và số lượng lớn decal trong thời gian ngắn.

quy-trinh-in-chuyen-nhiet-but-viet-1

Chuẩn bị:

  • Giấy chuyển nhiệt decal
  • Nước nóng
  • Nhíp thủ công
  • Bút viết
  • Tăm bông

quy-trinh-in-chuyen-nhiet-but-viet-2

Quy trình:

1. Dùng kéo cắt decal cần dán

2. Ngâm decal trong nước nóng từ 30-60 giây

3. Dùng nhíp gắp decal ra khỏi nước, đặt lên vùng cần dán và từ từ rút giấy ra khỏi decal

4. Khi rút hết giấy ra khỏi decal dùng tăm bông thấm nước còn dính trên decal

5. Để decal khô là chúng ta đã hoàn thành.

Hướng dẫn in chuyển nhiệt lên vải, cói

Đăng Để lại phản hồi

In chuyển nhiệt lên vải là một phương pháp in ấn để chuyển hình ảnh lên vải Polyester. Trong quá trình chuyển nhiệt, ban đầu các hạt mực ở thể rắn được in trực tiếp trên bề mặt sau đó sẽ được làm nóng ở nhiệt độ cao và hoá thành khí, với nhiệt độ cao cũng giúp sợi vải polyester nở ra và cho phép các hạt mực (ở thể khí) thăng hoa vào đó tạo thành màu sắc cho các sợi vải. Vải sau khi in có thể giặt, ủi, sấy khô mà không bị phai màu.

In chuyển nhiệt trên vải, cói được ứng dụng rộng rãi trong việc sản xuất hàng may mặc và các sản phẩm thể thao, in thảm, in biểu ngữ, in cờ, in các mặt hàng thời trang, in sản phẩm quảng cáo, in đồng phục lớp.

huong-dan-in-chuyen-nhiet-len-vai-coi-3

Chuẩn bị:

  • Một máy in laser. Tốt nhất nên chọn máy in Epson T60 có hỗ trợ hệ thống mực in chuyển nhiệt vì đây loại máy hỗ trợ tốt về in ấn màu trên giấy in chuyển nhiệt.
  • 1 cây cọ mỏng (Painter thin)
  • Giấy in chuyển nhiệt /giấy in ảnh
  • Một mảnh vải /chất liệu bạn muốn in lên.

huong-dan-in-chuyen-nhiet-len-vai-coi-2

Quy trình:

Bước 1: Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị hình ảnh (kích thước đủ để in lên giấy in chuyển nhiệt) bạn có thể sử dụng phần mềm của máy in hỗ trợ để in lên giấy.

Bước 2: Sau khi in xong, bạn đặt bề mặt giấy in xuống vải. Sử dụng mực in chuyển nhiệt in lên giấy sau đó úp ngược xuống bề mặt vải.

Bước 3: Kiểm tra giấy đã in ở mặt gương thử xem bạn có thể nhìn thấy chữ không, nếu bạn có thể thấy chữ mờ mờ, tức là bạn có thể chuyển nhiệt lên chất liệu vải cói.

Bước 4: Bạn vẫn thấy mực in lên giấy vẫn còn chữ hơi mờ, bạn úp xuống vải. Bạn đang in trên tờ giấy A4 nên vì thế bạn sẽ cắt nhỏ gọn lại, chỉ tập trung lấy phần cần in, sau đó bạn úp ngược xuống vải.

Bước 4: Sử dụng chất cồn hoặc xăng để thấm lên bề mặt của giấy. Khi cồn đã thấm đều trên giấy, bạn sử dụng một vật liệu để xoa trên bề mặt giấy.

Bước 5: Sử dụng một cây thước và cẩn thận chà nhẹ nhàng và đều lên hình ảnh để mực in chuyển nhiệt rất tốt và đều trên bề mặt.

Kỹ thuật in chuyển nhiệt đĩa sứ

Đăng Để lại phản hồi

In chuyển nhiệt, còn được gọi là in ép nhiệt là kỹ thuật dùng để in lên các sản phẩm khi họa tiết in có độ phức tạp cao, nhiều màu sắc. Ưu điểm chính của phương pháp này là độ sắc nét cao, hình in trung thực, in được nhiều hình mà các kỹ thuật in cơ bản của in lụa rất khó in được, không bị tình trạng lem màu, độ bền cao, có thể in được hình in chuyển màu. Bài viết sau sẽ tư vấn giúp bạn kỹ thuật in chuyển nhiệt hình ảnh lên đĩa sứ

Chuẩn bị:

  1. Máy in phun, gợi ý máy in phun Epson T50, T60
  2. Máy ép nhiệt khuôn ly
  3. Xấp giấy in chuyển nhiệt
  4. Băng keo dán chuyển nhiệt
  5. Kéo cắt thủ công
  6. Phần mềm Ai hoặc Corel.

Quy trình:

Bước 1: Thiết kế hình ảnh

Thiết kế hình ảnh bằng phần mềm Photoshop, Ai, Corel. Tùy vào kích thước của đĩa sẽ có kích thước hình ảnh tương ứng.

ky-thuat-in-chuyen-nhiet-dia-su-1

Bước 2: Sử dụng Ai hoặc Corel để in file ảnh

Bạn mở hình ảnh bằng Ai và bố trí hình ảnh đúng vị trí quy định. Một tờ giấy A4 có thể in được 3 ảnh 20×8.5 cm.

Bước 3: Chọn giấy in và mực in

Giấy chuyển nhiệt hay còn gọi là giấy không thấm mực, có rất nhiều loại trên thị trường, đối với các men đĩa không quá bóng thì có thể in bằng loại giấy bình thường 80% hay 90%. Nên chọn loại mực in đặc biệt để tránh tắc và hư đầu phun. Bạn chọn chế độ in ảnh chậm để hình ảnh nét mịn và đẹp hơn. Đồng thời chọn chế độ in ngược, vì sau này chúng ta sẽ ép hình lên ly, ngược của ngược là thuận.

ky-thuat-in-chuyen-nhiet-dia-su-2

Bước 4: In ảnh lên giấy chuyển nhiệt bằng máy in phun

Bước 5: Cắt bản in bằng kéo hoặc dao rọc giấy

Bạn nên cắt viền tầm 1mm. Sau này khi quen rồi bạn có thể không sử dụng đường viền nữa nhưng phải cắt khéo léo tránh làm méo mó sản phẩm.

Bước 6: Cố định giấy in lên đĩa

Bạn nên cắt đôi tờ giấy in ra nếu ly có độ cong, sau đó cố định 1 đầu bằng keo nhiệt, kéo căng và cố định đầu còn lại.

Bước 7: Ép đĩa vào khuôn

Bạn ép đĩa vào khuôn cho chặt nhưng với áp lực vừa phải. Nên điều chỉnh sao cho khuôn giữ và ép chặt được đĩa vào giấy in với áp lực vừa phải, ko được lỏng lẻo cũng như không nên chặt quá.

ky-thuat-in-chuyen-nhiet-dia-su-3

Bước 8: Điều chỉnh nhiệt độ và bộ đếm thời gian

Nhiệt độ ép đĩa khoảng từ 180 – 204 độ C. Thời gian bộ đếm khoảng 60 – 100 giây kể từ khi đạt nhiệt độ ép đĩa.

Bước 9: Gỡ giấy in ra khỏi đĩa

Khi đã tháo ra khỏi khuôn nhưng đĩa vẫn còn nhiệt độ khá nóng, ở nhiệt độ này mực in vẫn được truyền vào đĩa, nếu bạn không tháo ngay ra thì rất dễ gặp tình trạng giấy xục xịch vào tạo ra 1 bóng mờ của hình ảnh lên sản phẩm. Do đó, bạn nên để chiếc đĩa vừa in xong lên bề mặt chịu nhiệt để chất lượng in được đảm bảo.

Công nghệ in decal giấy tem nhãn

Đăng Để lại phản hồi

Đối với các công ty, doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, việc thực hiện tem nhãn đầy đủ với các thông về địa chỉ, giấy phép kinh doanh, phương thức liên lạc chi tiết không chỉ giúp khách hàng chủ động hơn trong việc nắm giữ các thông tin, đặc điểm sản phẩm, tăng tính thuyết phục người tiêu dùng mua hàng mà còn là yếu tố quan trọng góp phần xây dựng thương hiệu kinh doanh cũng như vật phẩm nhận diện thương hiệu.

Decal thường là chất liệu được ưu tiên sử dụng cho nhu cầu này bởi khả năng hiển thị hình ảnh rõ ràng cùng độ bám chắc và đa dạng trên nhiều chất liệu, bề mặt như cửa kính, nhựa mica, giấy, hay các vật phẩm sử dụng thực tế như chai, lọ, hũ, hộp,… Lớp keo dày hơn nhiều so với các chất liệu có keo khác như PP, backlit film.

cong-nghe-in-decal-giay-tem-nhan-1

Đặc biệt, với cấu tạo chính từ giấy và màng phủ bên ngoài, khả năng in ấn của chất liệu decal được đảm bảo với tính ăn mực và hiển thị chính xác hình ảnh, màu sắc thông tin được đặt in như tên công ty, hình ảnh, màu sắc của logo, hình minh họa sản phẩm.

Đặc biệt, khả năng dán trên các bề mặt cong, bề mặt gấp khúc như ly, chai nhựa thông thường phù hợp cho việc đựng những sản phẩm mới có mặt trên thị trường. In decal giấy làm tem nhãn được thực hiện trên máy in phun kỹ thuật số khổ nhỏ, thường là khổ giấy là A3 hoặc A4. Hình ảnh file đặt in được dàn trên bề mặt cần in với kích thước yêu cầu và được thực hiện in ấn trực tiếp lên bề mặt.

cong-nghe-in-decal-giay-tem-nhan-2

In decal giấy làm tem nhãn không cán màng thường được thực hiện bằng công nghệ in offset. Tuy nhiên công nghệ in này chỉ phù hợp với các đơn vị có sản phẩm nhiều và đa dạng vì số lượng in ấn tối thiểu là 10.000 con tem nhãn. Nếu là đơn vị sản xuất nhỏ lẻ (tầm khoảng 500 – 1000 con tem nhãn), bạn nên áp dụng phương pháp kỹ thuật số để tiết kiệm thời gian in ấn và chi phí.

Để đảm bảo chất lượng cho tem nhãn, khi in xong tem decal thường được gia công cán màng bóng hoặc mờ. Với cán màng bóng bạn sẽ tạo cho tem nhãn của mình sự bóng bẩy mới mẻ, tuy nhiên tem sẽ bị chói, bề mặt bóng lưỡng khó đọc. Nếu cán màng mờ tạo cảm giác sản phẩm sang trọng hơn, bởi hình ảnh trầm, dễ quan sát và hiển thị rõ nét.

Giải pháp dán decal trang trí cho không gian nhỏ, hẹp

Đăng Để lại phản hồi

Hiện nay, xu hướng nhà có diện tích nhỏ, hẹp ngày càng phổ biến, nhất là đối với cư dân ở các đô thị lớn. Một số mẹo dán decal trang trí nhà ở sau sẽ giúp bạn thay đổi không gian sống, giúp không khí gia đình ấm cúng,  vui tươi và hạnh phúc hơn mà không cần gia giảm đồ nội thất trong nhà.

Trước hết, bạn nên chọn màu nền decal trang trí cho bức tranh trên tường gần với tông màu chủ đạo của căn phòng. Với một “chuyến du lịch Paris”, có thể thời gian nấu ăn và “sum họp” của gia đình bạn sẽ trở nên thú vị hơn.

giai-phap-dan-decal-trang-tri-cho-khong-gian-nho-hep-1

Bạn cũng có thể lấy ý tưởng là tấm decal có ban công thoáng mát, rộng rãi nhìn ra bầu trời và biển cả xanh thăm thẳm. Màu xanh của nước biển và bầu trời tạo cảm giác mát mẻ, mở rộng không gian hơn cho căn phòng chật hẹp của bạn.

giai-phap-dan-decal-trang-tri-cho-khong-gian-nho-hep-3

Ngoài ra một bức tranh có quán cà phê tình yêu gần “quầy bar” trong bếp là gợi ý tốt cho những người thích thưởng thức đồ uống tại nhà.

giai-phap-dan-decal-trang-tri-cho-khong-gian-nho-hep-2

Hoặc bạn cũng có thể mang lại cảm giác tấp nập, đông đúc hơn cho căn phòng bằng những tấm decal phố xá. Ý tưởng này được xem là hoàn hảo nhất với những gia đình có diện tích hẹp và ít người ở.

Các vật liệu in tem nhãn mã vạch phổ biến

Đăng Để lại phản hồi

1. Giấy

Giấy là loại tem nhãn được sử dụng phổ biến nhất vì đáp ứng được đại đa số khả năng chi trả của người tiêu dùng. Được làm bằng nguyên liệu giấy bóng sáng màu trắng mặt sau có chất nhựa dính cố định nên tem nhãn giấy là giải pháp tuyệt với cho các ứng dụng sử dụng trong khoảng thời gian ngắn và trong môi trường khô ráo, sạch sẽ.

Mẫu tem nhãn mã vạch
Mẫu tem nhãn mã vạch
  • Giấy in tem nhãn mã vạch Decal PVC: Là loại Decal có độ bền cao, với sức dẻo dai, và có tuổi thọ sử dụng lâu dài, kết hợp hài hòa giữa hai yêu tố chất lượng và giá cả. Ưu điểm của loại giấy này lad chất liệu bền dẻo dai, khả năng chịu được va quệt khi vận chuyển. Loại tem nhãn Decal PVC được sử dụng dán nhãn, cũng như đóng gói sản phẩm có điều kiện sử dụng và di chuyển chịu nhiều va chạm.
  • Giấy in tem nhãn mã vạch Decal satin: Đây là sản phẩm đang được sử dụng rất ưa chuộng trong ngành may mặc, mặt hàng giầy da, bởi do nó có tính chất mềm dẻo có thể giặt vò, cũng như là hấp mà không bị biến dạng hoặc giảm tính chất sử dụng. Tem nhãn này được sử dụng ghi quy cách, nó chứa thông tin và trang trí cho các sản phẩm đòi hỏi tính chất mỹ thuật cao. Và loại này thường mực in sử dụng cho tem Satin thường là loại có chất lượng tốt.
  •  Giấy in tem nhãn mã vạch Decal bạc mạ thiếc: Được sử dụng đáp ứng những ngành nghề tạo ra những sản phẩm cao cấp, mang dáng dấp tính chất kỹ thuật như điện tử, cũng như điện lạnh, các loại máy móc cơ khí…. Ưu điểm lớn nhất của tem bạc là có độ bền rất cao, khả năng chịu đựng tốt thời tiết khắc nghiệt và ít khi bị thoái hóa trong quá trình sử dụng. Loại tem bạc này được in với mực in có chất lượng cao sẽ tao ra những con tem có thể sử dụng tới hàng chục năm.

2. Nhựa PP

Nhựa PP là từ viết tắt của Polypropylene. Đây là dạng phim nhựa có độ dày 3 mil (0.076 mm), màu trắng, mặt sau có chất dính chắc chắn. Có khả năng kháng nhiệt lên đến 175 oF (80oC). Nhựa PP thường được lựa chọn làm vật liệu in tem nhãn thông dụng (sau giấy) vì chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt bên ngoài.

3. Nhựa Polyester

Dạng phim nhựa có độ bền cực kỳ cao, dày 3 mil (0.076 mm), màu trắng, mặt sau có chất dính chắc chắn. Khả năng kháng nhiệt cực tốt lên đến 270oF (132oC). Do đó, đây là một trong những vật liệu in tem nhãn tuyệt vời cho các ứng dụng bên ngoài với độ bền cao.

Mẫu tem nhãn mã vạch
Mẫu tem nhãn mã vạch

Loại tem nhãn mã vạch này còn có thể kháng được các chất hóa học có nguồn gốc từ dầu và một số dung môi nhẹ khác. Đây được xem là sự lựa chọn hoàn hảo cho các ứng dụng đòi hỏi tem nhãn in mã vạch phải có độ bền cực kỳ cao.

4. Nhựa Vinyl dễ vỡ

Nhãn được làm bằng chất liệu nhựa Vinyl màu trắng, dễ vỡ, có độ kết dính cực kỳ cao. Nếu cố bóc lớp tem này ra thì nó sẽ vỡ ra thành từng mảnh nhỏ. Do đó, tem nhãn loại này thường được sử dụng nhiều cho các ứng dụng in mã vạch bảo mật vì đặc điểm khó làm hỏng hoặc tách rời của nó.

5. Nhựa Polyester mạ kim loại

Được thiết kế dưới dạng tấm phim nhựa polyester, loại giấy bạc mờ, độ dày 2 mil (0.05 mm), có sức chống chịu nhiệt và hóa chất cao. Đây là sự lựa chọn mang tính trang trí, thẩm mỹ dùng thay thế cho các loại tem nhãn trắng chuẩn, mang lại hiệu suất và độ bền cao cho các ứng dụng tương thích.

Kỹ thuật in Poster bạt PP mực dầu

Đăng Để lại phản hồi

Hiện nay, việc sử dụng sản phẩm in Poster rất phổ biến do giá thành rẻ và dễ sử dụng: dán, đóng khung, treo lên tường hoặc standee… Poster thường được sử dụng rộng rãi trong việc quảng cáo trong nhà, ngoài trời, trưng bày sản phẩm, trang trí trong nhà (các hình ảnh đẹp, yêu thích…), tặng người thân, bạn bè… với nhiều mẫu mã, kích thước tùy theo không gian gia đình.

Poster thường được thiết kế thông qua các phần mềm đồ họa mang tính thẩm mỹ cao nhằm mục đích truyền đạt đến người xem qua kênh thị giác những thông tin về một sản phẩm, một sự kiện hay một vấn đề gì đó. Để đạt hiệu quả tốt nhất về truyền thông một quảng cáo Poster cần phải được thiết kế bài bản từ khâu ý tưởng, chọn lọc hình ảnh, sắp xếp ngôn từ cho tới khâu thi công.

ky-thuat-in-poster-bat-pp-muc-dau-1

Thông thường Poster được in trên chất liệu giấy PP, Hifflex, Couché hoặc Biston 250 – 300 và được cán một lớp màng lên bề mặt (màng bóng hoặc màng mờ). Kích thước thông dụng của poster thường là (40 x 60)cm và (50 x 70)cm. Poster PP được thực hiện trên máy in kỹ thuật số hiện đại, in phun mực trực tiếp lên bề mặt bạt PP có keo giúp hình ảnh được hiện thị với độ sắc nét và trung thực cao.

Đối với các công ty, doanh nghiệp quảng cáo lớn thường thực hiện in ấn poster treo baner trên chất liệu giấy PP khổ lớn vì khả năng hiển thị màu sắc hình ảnh rõ nét và trung thực nhất.

ky-thuat-in-poster-bat-pp-muc-dau-2

Gia công cán màng sẽ được thực hiện ngay sau khi hoàn thành in ấn, có hai dạng cán màng là cán màng bóng và cán màng mờ. Lớp màng này là dạng nhựa PVC được kéo mỏng, cán lên bề mặt đã in của PP thông qua máy cán màng nhiệt nhiều cải tiến, giúp lớp màng trải đều trên bề mặt, không có bọt khí. Lớp màng này tuy mỏng nhưng có vai trò để bảo vệ, tránh tia UV, hạn chế làm bay màu poster. Ngoài ra, lớp màng này còn giúp gia tăng độ dày và dai của thành phẩm PP, giúp sử dụng được lâu dài hơn, bảo đảm hình ảnh thông tin luôn tươi mới.

Lưu ý khi in tem vỡ

Đăng Để lại phản hồi

Tem vỡ là một trong những loại có giá trị được sử dụng phổ biến rộng rãi trong đời sống. Tem vỡ thường được dùng làm tem niêm phong sản phẩm, niêm phong thiết bị hàng hoá, phục vụ ngành công nghiệp linh kiện máy móc cũng như trong quy trình bảo hành hàng hoá của các công ty, đơn vị sản xuất.

Tem vỡ được làm bằng nguyên liệu đặc biệt, giống như giấy nhưng rất dễ vỡ (dòn) khi đã dán vào sản phẩm. Loại tem này thường được dùng để đánh dấu ngày tháng bảo hành sản phẩm, thường là sản phẩm thuộc lãnh vực điện tử ( như bo mạch, card, thiết bị…). nhằm tránh những trường hợp tráo, đổi từ sản phẩm đã hết hạn bảo hành thành sản phẩm còn thời hạn bảo hành gây thiệt hại cho người bán.

luu-y-khi-in-tem-vo-1

Gia công bế thành phẩm tem vỡ tròn theo đúng đường viền của tem, thực hiện trên một tấm giấy chất liệu, thường là A4 hoặc A5 với in phun kỹ thuật số, sau đó mới tiến hành thực hiện cắt thành phẩm theo hình mong muốn của khách đặt in.

luu-y-khi-in-tem-vo-2

Thực hiện việc gia công cấn này là khâu quan trọng trong in ấn tem vỡ, bởi khi bế sẽ bế theo số lượng lớn, chỉ cần sai sót trong chỉnh máy,chỉ lệch đi vài mm là đã làm hỏng tem vỡ. Hoặc như tem vỡ bị bế với đường cắt quá sâu làm con tem đứt rời ra khỏi bề mặt giấy nến, đây là một lỗi trong gia công bế thành phẩm.

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hiện nay tem vỡ được in ấn với công nghệ offset để có màu sắc đẹp. Tem vỡ khi dán vào phải chờ 1 thời gian nhất định thì tem mới đạt độ bám tốt, càng lâu tem càng bám tốt.

Đặc điểm các loại giấy in thông dụng

Đăng Để lại phản hồi

1. Giấy Couche

Giấy có bề mặt bóng láng, in rất bắt mắt và sáng, thường dùng để in tờ rơi quảng cáo, bìa catalogue, brochure. Giấy Couche có bề mặt bóng, mịn, láng, in rất bắt mắt và sáng. Định lượng vào khoảng 90-210g/m2.

2. Giấy Kraft

Là loại giấy tái sinh, bề mặt tương đối thô, thường có màu nâu vàng nhưng có thể được tẩy trắng để dễ cho việc sản xuất đa dạng. Giấy Kraft sử dụng làm túi giấy, đóng gói.

dac-diem-cac-loai-giay-in-thong-dung-1

3. Giấy Bristol

Giống như Couché Matte nhưng có độ cứng hơn (khi so sánh cùng định lượng). Thích hợp làm bìa bên ngoài hoặc ấn phẩm cần độ cứng cáp như thiệp, folder… có bề mặt hơi bóng, mịn, bám mực tốt vừa phải, vì thế in offset đẹp, thường dùng in hộp xà bông, mỹ phẩm, dược phẩm, bìa sơ mi, brochure, card, tờ rơi, poster , thiệp cưới, thiệp mời … định lượng thường thấy ở mức 230 – 350g/m2.

4. Giấy Ivory

Tương tự như giấy Bristol, nhưng mặt còn lại giấy Ivory thường sần sùi, thường nằm ở mặt trong sản phẩm.

5. Couche matte

Loại giấy này tương tự Couche nhưng bề mặt mờ hơn, thường dùng để in ruột các quyển catalogue, booklet.

dac-diem-cac-loai-giay-in-thong-dung-2

6. Fort

Đây là loại giấy phổ biến và thông dụng, thường thấy nhất là giấy A4 để photo, in trắng đen. Giấy Fort có bề mặt nhám, hút mực tốt (do đó mực in không đẹp lắm), thường dùng làm bao thư, giấy tiêu đề.

7. Crystal

Giấy có một mặt rất láng bóng như có phủ lớp keo bóng, mặt kia nhám, thường xài trung gian giữa giấy Bristol và giấy Couche tùy theo mục đích yêu cầu sản phẩm.

8. Giấy Duplex

Giấy có bề mặt trắng và láng hơi giống với Bristol, mặt kia thường sẫm như giấy bồi. Thường dùng in các hộp sản phẩm kích thước hơi lớn, cần có độ cứng, chắc chắn. Loại giấy này thường dùng in các hộp sản phẩm kích thước hơi lớn, cần có độ cứng, chắc chắn vì định lượng thường trên 300g/m2. (1 mặt hoặc 2 mặt: tráng 1 mặt hay 2 mặt): không “ăn mực” (màu sắc thể hiện không đẹp, rõ nét), cứng. Duplex thích hợp cho việc làm bao bì.

9. Giấy Carbonless

Giấy này dùng để in các biểu mẫu cần sao chép nhiều bản mà không cần dùng giấy than. Trên bề mặt giấy có phủ một lớp hợp chất hóa học mà khi tương tác với nhau, nội dung viết trên trang đầu sẽ được sao chép lên trang sau.

10. Giấy Art

Giấy Art có hoa văn rất đẹp, được tẩm những loại nước hoa cao cấp mùi hương rất dễ chịu nên thích hợp để làm danh thiếp.

11. Giấy can

Giấy can (gốc từ tiếng Pháp: Papier Calque) là giấy có khả năng thấu quang cao, nghĩa là có thể cho ánh sáng đi qua. Giấy thu được sau một quá trình lọc đặc biệt kỹ càng bột giấy trong quá trình simili sunphua hóa. Bột giấy để sản xuất giấy can thường là bột ngâm bi-sun-phat; các sợi giấy được cán nát, thủy phân lâu trong nước.

Quy trình sản xuất giấy này tương tự như giấy giả da gốc thực vật (giấy sunphua hóa, giấy giả da) là loại giấy được tạo ra bằng cách ngâm trong vài giây một tờ giấy chất lượng tốt, không hồ cũng không phủ, trong một bể axit sunphuaric để thủy phân xenlulo từng phần sang amyloit, gelatin và không thấm nước hoặc mỡ. Giấy can bao gồm cả giấy can trong tự nhiên và giấy can màu.