NỘI DUNG CHÍNH:
Mã vạch là sản phẩm phổ biến và cần thiết hiện nay. Bạn có thể gặp nó trên bất kỳ một sản phẩm nào vì đây được coi như một điều bắt buộc trên sản phẩm. Để có được một mẫu mã vạch ưng ý thì trước đó, người chủ in mã vạch cần phải trải qua rất nhiều bước thực hiên.
Để hiểu rõ hơn về mã vạch nói chung và quy trình, phương pháp, kỹ thuật in mã vạch nói riêng… các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây. Hy vọng, với những thông tin này, quá trình thực hiện đăng ký và sử dụng tem mã vạch cũng như chọn lựa nguyên vật liệu và kỹ thuật in ấn của quý khách sẽ dễ dàng hơn.
Kỹ thuật in mã vạch và ứng dụng của mã vạch trong cuộc sống.
Với tất cả mọi người tiêu dùng, trên một sản phẩm ngoài chất lượng thì mã vạch được xem là yếu tố quan trong được quan tâm nhiều nhất. Bởi lẽ, mã vạch chính là biểu thị của nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm… mà điều này thì người tiêu dùng nào cũng quan tâm rồi phải không nào. Vậy nên, với vai trò là một cơ sở kinh doanh, một doanh nghiệp thì ắt hẳn bạn cũng sẽ mong muốn sở hữu những mẫu mã vạch chất lượng, đẹp và sắc nét nhất… Đó là lí do bạn nên tìm hiểu về kỹ thuật in đối với tem mã vạch.
Nhưng trước tiên, hãy tham khảo thông tin theo thứ tự quy trình đi nào. Nó sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong quá trình nhen nhóm lên ý tưởng và đăng ký sử dụng tem mã vạch đấy. Chúc các bạn thành công.
Bước 1: Đăng ký mã số doanh nghiệp
Trước khi muốn có được mã vạch thì các bạn cần phải có được mã doanh nghiệp. Loại mã này sau khi được đăng ký sẽ tạo tiền đề và cơ sở để hình thành nên mã tem vạch sau này. Bạn có thể đăng ký mã doanh nghiệp tại nước sở tại.
Bước 2: Tạo mã vạch
Sau khi đã đăng ký mã số doanh nghiệp thì khâu thực hiện tạo thành mã vạch khá đơn giản. Cụ thể, mã vạch sẽ là tạo thành của mã doanh nghiệp và mã phân định thương phẩm.
Bước 3: Chọn loại mã vạch
Trên thực tế thì mã vạch có rất nhiều loại. Chính vì thế mà bạn cần phải lựa chọn loại mã vạch bạn muốn tạo thành là loại mã vạch nào, dài hay ngắn, thông tin của mã vạch là tĩnh hay động. Đối với phương pháp in tĩnh, dung lượng lớn thì bạn nên nhận sự tư vấn, hỗ trợ từ các cơ sở in ấn. Ngược lại, với thông tin động, bạn cần nhờ đến máy in lazer hoặc máy in truyền nhiệt.
Bước 4: Củng cố kỹ thuật theo môi trường sử dụng mã vạch
Tuỳ vào từng môi trường sử dụng mà bạn có thể lựa chọn nhiều loại mã vạch khác nhau. Xong về cơ bản, bạn chỉ cần đảm bảo rằng mã vạch của bạn có thể đảm bảo được yêu cầu quét mã trong quá trình phân phối, sử dụng.
Bước 5: Chọn mã vạch
Bên cạnh việc chọn lựa mã vạch dựa vào hình dáng bên ngoài thì bạn còn nên chọn mã vạch dựa trên môi trường sử dụng mã vạch đó. Ví dụ môi trường sử dụng của sản phẩm là các điểm bán lẻ thì các bạn nên lựa chọn mã EAN/UPC. Ngược lại, nếu bạn muốn có số xê- ri, ngày sản xuất, thời gian hết hạn của sản phẩm thì bạn nên ưu tiên sử dụng mã RSS.
Bước 6: Chọn kích cỡ cho mã vạch
Ngay sau khi bạn đã các định đúng những thông tin, chi tiết cần mã hoá thì bạn bước vào khâu lựa chọn kích cỡ cho mã vạch. Theo đó, kích cỡ mã vạch sẽ phụ thuộc vào thông tin mã vạch, nơi sẽ sử dụng mã vạch và cách in mã vạch của cơ sở in ấn là như thế nào.
Bước 7: Kiểm tra phần văn bản in phía dưới mã vạch
Phần văn bản thông thường là sẽ không cần thiết. Tuy nhiên, trong trường hợp mực in của mã vạch đó bị mờ, nhoè hay thiếu rõ ràng thì phần văn bản này sẽ được áp dụng như một mã vạch khác dùng để thay thế cho mã vạch cũ.
Bước 8: Chọn màu
Màu cho mã vạch cũng là điều mà các bạn nên quan tâm khi lựa chọn mẫu thiết kế mã vạch và đặt in. Thông thường, mã vạch sẽ được in đen trên nền trắng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tạo sự riêng biệt, bạn hoàn toàn có thể sử dụng những màu sắc khác để thay thế. Để mẫu in đạt đúng chuẩn, hãy nhờ sự tư vấn nhiệt tình từ những chuyên gia.
Bước 9: Chọn điểm đặt mã vạch
Chọn vị trí để đặt mã vạch cũng là một điều khó khăn mà đôi khi kỹ năng và kinh nghiệm không tạo điều kiện để bạn có quyết định đúng đắn nhất. Chính vì vậy mà bạn nên nhận lời khuyên từ các chuyên gia đóng gói. Điểm đặt mã vạch theo đó phải đáp ứng yêu cầu dễ thấy, không bị che khuất, không gây hư hỏng mã vạch, dễ quét và thuận lợi để rà máy quét nhất.
Bước 10: Kiểm tra
Sau khi sản phẩm hoàn thành, bạn đừng quên kiểm tra chất lượng mã vạch bằng cả phương pháp mắt nhìn, tay cầm và cả phương pháp sử dụng mãy quét. Điều này giúp cho sản phẩm hoạt động tốt hơn khi được đưa ra thị trường. Chúc các bạn thành công.
- Tin nhắn hiển thị trên màn hình máy cắt decal Mimaki CG-AR series
- Các lỗi và cách sửa chữa ở dòng máy cắt decal Mimaki CG-60AR/100AR/130AR
- Cách làm boong cho máy cắt Graphtec CE7000 cắt bế decal xi, bạc, phản quang
- Hướng dẫn sử dụng máy cắt decal Graphtec CE7000
- Máy cắt decal cắt chỗ đứt chỗ không – Nguyên nhân tại sao?
- 6 mẹo giúp hoàn thiện kỹ thuật in ấn của bạn
- Quy trình in tờ rơi
- Cách chọn decal phù hợp cho từng không gian khác nhau
- Quy trình in dập nổi trên vải giúp áo thun phong cách hơn
- In dập chìm và kỹ thuật in dập chìm
- Cắt bế decal như thế nào cho chuẩn xác?
- Bí quyết dán decal đều, đẹp và cân đối
- Những câu hỏi thường gặp về dán decal
- Decal nước và những điều nên biết
- Các bước để in decal nước “chuẩn đẹp”
- Bế decal và kỹ thuật cắt bế decal
- Phương pháp in ống đồng và những điều cần biết.
- Tìm hiểu về công nghệ in decal kỹ thuật số
- Kỹ thuật in hoa trên vải cotton 100%
- Muốn in nhãn mác đẹp thì cần biết những lưu ý này