Kỹ thuật in tem nhãn đạt tiêu chuẩn

Đăng Để lại phản hồi

Trên thị trường lưu thông hàng hóa, tem nhãn decal hãn decal là một sản phẩm được sử dụng trong các doanh nghiệp sản xuất, xí nghiệp, nhà máy, dùng để dán lên các mặt hàng, thiết bị hàng hóa nhằm đem lại sự thẩm mỹ, tạo ấn tượng cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó tem nhãn góp phần tạo nên thương hiệu cho sản phẩm và giảm nguy cơ các mặt hàng nhái, hàng giả, hàng nhập lậu kém chất lượng muốn ăn theo.

Để có một chiếc tem nhãn đạt tiêu chuẩn, trước tiên bạn cần chú ý đến kích thước của tem nhãn. Hiện nay đã có dịch vụ bế tem nhãn, nên kích thước của tem nhãn rất linh hoạt, phù hợp với nhiều thiết bị hàng hóa khác nhau, nên khách hàng nên xác định rõ kích thước của sản phẩm mình để quyết định in kích thước tem nhãn của mình sao cho thật phù hợp và thẩm mỹ.

ky-thuat-in-tem-nhan-dat-tieu-chuan-1

Dựa vào mục đích, ý đồ cũng như chất kiệu của sản phẩm để quyết định xem nên in nhãn decal với chất liệu nào cho hợp lý. Thường có các loại decal nhãn sau: Decal giấy bóng mờ, decal nhựa PVC, decal trong, decal sữa, Decal vải, decal thiếc,… Số lượng in sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá thành (quy tắc cơ bản trong in ấn: in càng nhiều giá thành từng đơn vị càng giảm) và ảnh hưởng đến phương pháp in.

ky-thuat-in-tem-nhan-dat-tieu-chuan-2

Hiện nay, tem nhãn decal được in phổ biến bằng các phương pháp sau:

  • Phương pháp in lưới: dùng để in số lượng ít, chỉ in được 1 đến 2 màu và chữ hoặc hình ảnh in trên decal dán không được quá nhỏ.
  • Phương pháp in phun – in kĩ thuật số: dùng để in số lượng ít, nhiều màu và giá cao hơn phương pháp in lưới một chút.
  • Phương pháp in offset: phương pháp in tối ưu và hiện đại nhất hiện nay; màu sắc tem đa dạng; chữ – hình ảnh sắc nét cho ra sản phẩm tem dán đẹp mắt; in tối với mọi kích thước tem. Phương pháp này phù hợp in số lượng lớn (số lượng từ 1 triệu trở lên).

Cuối cùng, để có được tem nhãn hoàn chỉnh, bạn nên chú ý đến công đoạn gia công sau in. Các công đoạn gia công in nhãn decal thường sử dụng là: Cán màng (cán mấy mặt, cán bóng hay cán mờ); bế hoặc cắt (đứt hoặc đề mi); ép kim hoặc UV định hình.

5/5 - (21 bình chọn)
Để lại một bình luận