Hướng dẫn in phần tử in lên các loại vật liệu in khác nhau

Đăng Để lại phản hồi

In là một trong những ngành nghề đang rất phát triển hiện nay. Nó không chỉ phục vụ cho những cơ sở lớn như cơ sở kinh doanh áo thun, ly tách, đồ lưu niệm… Mà bên cạnh đó nó còn phục vụ cho cả những khách hàng nhỏ lẻ có nhu cầu làm áo đôi, áo lớp hay những vật dụng mang ý nghĩa đặc biệt.

Hướng dẫn in phần tử in lên các loại vật liệu in khác nhau

Cùng với nhu cầu sử dụng phương ấn thì ngành in hiện nay cũng có những bước tiến vượt bậc nhất định. Điều này khiến cho những thợ in, thợ máy phải tiếp nhận và học hỏi, tìm hiểu về nhiều phương pháp cách thức in hơn. Chính vì lẽ đó mà đôi khi bạn sẽ cảm thấy “lấn cấn” về phương pháp mình thực hiện… Rằng liệu phương pháp đó có phải là phương pháp tốt và tối ưu nhất chưa, cách in đó có đúng không… Để trả lời cho những điều này, các bạn có thể tham khảo ở bài viết dưới đây.

Hướng dẫn in phần tử in lên các loại vật liệu in khác nhau.

Nếu như trước đây, in ấn chỉ được thực hiện trên mặt phẳng như giấy hay áo thun thì hiện nay nhiều loại vật liệu in mới được khai thác. Tiêu biểu trong đó có thể kể đến những mặt phẳng khó bám mực in như bao nhựa, nhãn mác hay những mặt phẳng cong, gồ ghề như ly tách, bình nước hay gỗ miềng… Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể gạt bỏ mọi khó khăn đó nếu bạn biết được cách thực hiện cụ thể.

1. In trên áo thun

Hướng dẫn in phần tử in lên các loại vật liệu in khác nhau

Áo thun là vật liệu tương đối dễ in. Nhưng nói như thế không có nghĩa là bạn có thể thực hiện in ngay cả khi bạn không có một chút kiến thức nào. Cụ thể, có hai kỹ thuật in áo thun đẹp và chất lượng mà bạn có thể áp dụng đó là in kỹ thuật số và in lụa. Trong đó, in kỹ thuật số được áp dụng khá nhiều, nó cũng cho sản phẩm tốt, đẹp và cho ra bất kì màu sắc, hình ảnh nào bạn thích một cách chính xác nhất.

Tuy nhiên, nó cũng có một vài nhược điểm đó là giá thành cao hơn so với những phương pháp in khác, đặc biệt là khi bạn thực hiện in trên áo tối màu. Ngoài ra, với phương pháp này, đôi khi màu sắc sẽ có chút sai lệch vì nó phụ thuộc vào lực ép của máy in nhiệt và không in được trên áo cotton 100%… Hãy cân nhắc khi lựa chọn kỹ thuật in này nhé.

Thực tế thì thông thường, các cơ sở thường sẽ áp dụng phương pháp in lụa nhiều hơn bởi lẽ in lụa có giá thành rẻ hơn và có thể in trên mọi chất liệu. Đồng thời, kỹ thuật in lụa đáp ứng nhu cầu in số lượng lớn nên nó được xem là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho các công ty, các shop thời trang. Nhược điểm duy nhất của kỹ thuật in trên áo thun này có lẽ đó là không thực hiện được các chi tiết phức tạp…. Tuy nhiên, trong tương lai, chắc chắn nó sẽ được cải thiện.

2. In trên ly sứ

Hướng dẫn in phần tử in lên các loại vật liệu in khác nhau

Ly sứ là vật liệu cứng, khó thấm mực in và có bề mặt cong rất khó in, thế nên việc lựa chọn phương pháp, kỹ thuật in để áp dụng hiệu quả cũng là cả một vấn đề. Và một trong những phương pháp được áp dụng nhiều, mang lại hiệu quả tương đối hiện nay đó là ép bằng công nghệ chuyển nhiệt.

Với công nghệ này, bạn phải có kiến thức cụ thể về corel hay Al để chỉnh sửa hình ảnh một cách tốt nhất. Tiếp đó, hãy chọn loại giấy chuyển nhiệt và mực in phù hợp. Khi in hình ảnh lên ly, bạn nhớ đặt chế độ in ngược để có được hình ảnh đúng chiều như mong muốn. Chúc bạn thành công với kỹ thuật này.

3. In trên bao nhựa, nhãn mác

Hướng dẫn in phần tử in lên các loại vật liệu in khác nhau

Nhãn mác, thông tin liên hệ và ngày sản xuất, hạn sử dụng… là những yếu tố không thể thiếu trên các loại thực phẩm, sản phẩm hiện nay. Điều đó đủ thấy được tầm quan trọng và phổ biến của công việc in nhãn mác rồi phải không nào. Tuy nhiên, không phải cứ áp dụng phương pháp in bình thường lên bao nhựa là được… bởi mỗi loại vật liệu in sẽ có những phương pháp in tối ưu tương ứng.

Cụ thể, đối với phương pháp in trên bao nhựa thì in offset, in kỹ thuật số hay in flexo là những kỹ thuật phù hợp. Đối với in offset, đây là phương pháp in được sử dụng phổ biến nhất và cho chất lượng, độ chính xác cao nhất hiện nay. Nó phù hợp để sử dụng cho các vật liệu in có bề mặt phẳng như giấy, nhựa, bìa carton.

Ngoài phương pháp offset thì phương pháp flexo và in kỹ thuật số cũng là phương pháp hiệu quả để bạn có thể có được những sản phẩm in hiệu quả nhất. Bằng hai kỹ thuật in mới này, bạn có thể đa dạng hơn về vật liệu in… Ngoài ra, các bạn cũng có thể tìm đến kỹ thuật in lụa để in bao nhựa… Xong in lụa là kỹ thuật in cơ bản nên nó sẽ không phù hợp để sử dụng cho các phần tử in phức tạp.

Cảm ơn các bạn đọc đã theo dõi bài viết này. Hy vọng, với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp, quý bạn đọc sẽ có phương pháp áp dụng hiệu quả, chính xác cho từng vật liệu in. Từ đó đảm bảo sự chính xác, chỉn chu cho hình ảnh và quá trình in.

 

5/5 - (24 bình chọn)
Để lại một bình luận